Cũng giống như chất lượng hơn số lượng, có được những bức ảnh đẹp quan trọng hơn rất nhiều so với chụp hàng loạt mà không tạo được ấn tượng nổi bật nào cả.
Chăm chỉ, đơn thuần, khó có thể giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong thời gian ngắn nhưng bằng cách kết hợp với việc tìm hiểu các kỹ thuật chụp ảnh và học hỏi từ các "tiền bối" thì cơ hội tỏa sáng của bạn không phải quá xa. Về cơ bản, bạn phải hiểu được bối cảnh, các quy tắc, yêu cầu, định dạng; phải chắc chắn bức ảnh phù hợp với nền, hiểu được lý do tại sao một vài bức ảnh có thể phù hợp với góc chụp này, một số khác lại không... Tất cả dường như có vẻ dễ dàng nhưng đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người mãi vẫn không thể nào có được một tấm ảnh đẹp.
Dưới đây là 7 mẹo hay giúp bạn có được những bức ảnh đẹp ấn tượng, chẳng khác gì sản phẩm được "nhào nặn" từ tay của một nhiếp ảnh gia kỳ cựu. Hãy kiên trì áp dụng những lời khuyên này để nâng cao kỹ năng chụp ảnh của bạn nhé.
Hình ảnh nên tạo ra tác động tới người xem ngay từ lần đầu tiên, đủ để khiến họ không thể rời mắt và luôn bị sự hấp dẫn đó lôi cuốn. Điều này có nghĩa, bức ảnh phải có "hồn" và mang một thần thái mà chỉ riêng bạn mới "bắt" được khoảnh khắc tuyệt đẹp đó.
Bức ảnh cần phải có một ý tưởng cụ thể và ý tưởng đó được thể hiện bằng sự kết hợp của tất cả các chi tiết có trong bức ảnh. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tạo được một tiêu điểm (focal point) để phân chia các đối tượng, tránh tạo cảm giác rối rắm và khó hiểu.
Hãy nghĩ về điều mà bạn đang cố gắng "nói" cho khán giả biết và làm thế nào để thể hiện được điều đó vào trong bức ảnh. Một bố cục hiệu quả có thể gây ra cảm giác dễ chịu hoặc xáo trộn đối với người xem, tùy thuộc vào mục đích của bạn. Nhưng trên hết, mắt của khán giả đều phải bị thu hút tới trung tâm của sự chú ý một cách tự nhiên nhất.
Phương pháp nào thường được sử dụng để chụp ảnh? Điều này còn tùy vào từng người.
Để luyện tập, bạn có thể thử các góc chụp lạ, khác biệt và khai thác triệt để nó. Hãy cố gắng chọn thời điểm phù hợp, ánh sáng có sự hài hòa, chất lượng nguồn sáng tốt và để ý tới các yếu tố đồ họa để có được bức ảnh đẹp nhất.
Muốn có được một tác phẩm "đề đời" và khác biệt thì tốt nhất là đừng sao chép ý tưởng, thông điệp hoặc suy nghĩ của người khác. Hãy tạo ra phong cách của riêng bạn.
Tông (tone) và màu sắc cần có sự hài hòa hoặc tương phản với nhau để khiến người xem cảm nhận được sự xáo trộn về mặt cảm xúc của nhân vật chính (hoặc tác giả khi chụp bức ảnh đó). Màu sắc cần chân thực, tránh sự xung đột.
Giống như Ansel Adams đã từng nói: "There is nothing worse than a brilliant image of a fuzzy concept" (tạm dịch: Không có gì tệ hơn một bức ảnh hết sức hoành tráng với một concept mờ nhạt).
Để tạo được ấn tượng đối với người xem thì bức ảnh của bạn cần phải truyền tải được tâm trạng, cảm xúc, một câu chuyện, ý tưởng và thông điệp.
Nguồn tin: Quản Trị Mạng
Ý kiến bạn đọc