Qua nhiều năm, Jordan đã làm việc ở nhiều phương diện của nghệ thuật nhiếp ảnh thể thao, từ bơi đến chạy, đạp xe đến lướt ván, từ ba môn phối hợp đến leo núi. Những bức ảnh của ông được sử dụng cho nhiều tên tuổi hàng đầu thế giới và nằm trong rất nhiều tạp chí cũng như sách hướng dẫn tham quan.
Mọi chuyên ngành đều cần kinh nghiệm thì mới có thể giỏi được. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu thì kinh nghiệm quả là hiếm hoi. Vì vậy, nhằm giúp đỡ người mới vào nghề, Jordan Weeks đã tập hợp mười điểm đặc biệt quan trọng để chụp ảnh đẹp đối với ông và chia sẻ với Photography Blog.
Trước khi cầm lấy máy và chạy đi chụp thì tốt nhất là bạn nên tìm kiếm ý tưởng đã. Đọc lướt các tạp chí, xem ảnh ở thư viện, hoặc là ngắm ảnh những nhiếp ảnh gia khác chụp. Tuy nhiên, tìm ý tưởng không đồng nghĩa với “sao chép người khác” mà nên hiểu đơn giản là bạn xem ảnh người khác chụp và nhận xét được những điểm mạnh hoặc hạn chế của chúng. Đây cũng là một dạng luyện tập để bạn chắc chắn mình hiểu mục tiêu khi đi chụp.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của chụp ảnh thể thao. Hiểu kĩ máy ảnh cũng như các cài đặt của nó rất cần thiết, đặc biệt lúc bạn phải chụp những chủ thể có tốc độ cao như vận động viên chạy, đạp xe hay đua xe. Bạn sẽ phải nhanh chóng thay ống kính, thay khẩu độ hay tốc độ chụp như một bản năng, và hiểu rõ như lòng bàn tay phần menu cài đặt của máy. Rõ ràng, cách tốt nhất để làm được việc này là sử dùng máy càng nhiều càng tốt.
Đây là điều đặc biệt quan trọng. Bạn phải hiểu môn thể thao bạn muốn chụp thì bạn mới chớp được thời cơ chuẩn để chụp bức ảnh bạn muốn. Dự đoán được động tác của chủ thể, xem xét thật kĩ nhiều lần và chọn chính xác thời điểm nhấn nút chụp. Cá nhân tôi thích trực tiếp tham gia vào môn thể thao mà tôi muốn chụp hơn. Lý do của tôi khá đơn giản… Tôi tin rằng phải được trải nghiệm bộ môn đó trước rồi mới có thể hiểu được sự kích thích, nỗi đau cũng như các cảm xúc khác mà chủ thể của tôi trải qua. Nhờ đó mà tôi chụp được những bức ảnh thật hơn, chính xác hơn khi làm việc trực tiếp với vận động viên.
Khi bắt đầu nghiệp chụp ảnh thể thao chuyên nghiệp, điều đầu tiên tôi thực hiện là khiến mọi người bỏ cái suy nghĩ sai lầm rằng các nhiếp ảnh gia thể thao đều phải dùng ống kính tele. Nguyên nhân tài chính là chủ yếu thôi, nhưng điều này lại giúp tôi có được những góc chụp mới hơn, lạ hơn, đồng thời cũng khiến tôi phải trăn trở nhiều hơn về những bức ảnh mà tôi có thể tạo ra. Đến thời điểm hiện tại, khi chụp xe đạp đường trường, xe đạp leo núi, chạy hay ba môn phối hợp, tôi đều chọn ống kính 17-40mm. Tôi thích góc chụp rộng vì nó cho phép tôi đến gần hơn, chụp được những chi tiết nhỏ và biểu cảm của vận động viên. Thậm chí nhiều lúc đứng gần quá còn suýt hỏng máy, nhưng mà thành quả thì thật sự rất xứng đáng (Nếu muốn chụp đua xe gắn máy thì không nên thử phương pháp này đâu nhé!).
Kĩ thuật này khá “ảo diệu” nếu bạn muốn chụp ảnh chân dung hoặc hành động trong thể thao sống động. Bởi vì thỉnh thoảng flash của máy sẽ khiến cho chủ thể của bức ảnh trông có chút gượng. Tôi bắt đầu chụp ảnh không flash từ vài năm trước và những bức ảnh thành phẩm đều tuyệt vời. Cũng mất một thời gian mới quen được, và bạn cũng phải hiểu flash của máy như hiểu chính cái máy vậy. Tuy nhiên, một khi đã “nghề” rồi thì thành quả sẽ độc, lạ mà rất đẹp.
Khi bạn chụp vận động viên thì tốt nhất là nói chuyện qua với họ trước và cho họ biết mục đích của bạn là gì, hoặc có thể cho họ xem một vài ảnh mẫu bạn tìm được trong quá trình lên ý tưởng. Quá trình giúp công việc giữa bạn và họ trở nên dễ dàng hơn, và bức ảnh bạn mong muốn càng dễ chụp được hơn. Thậm chí bạn có thể sẽ phải ngạc nhiên vì độ độc đáo của bức ảnh mà bạn chụp được đấy.
Nếu bạn chuẩn bị một buổi chụp thì việc cân nhắc và sắp xếp hậu cảnh trước có vai trò rất quan trọng. Đối với tôi, tầm ảnh hưởng của nó nằm ngang hàng với chủ thể của bức ảnh. Trước buổi chụp vài tuần, tôi sẽ đến nơi chụp trước để tìm hiểu, chụp thử vài tấm và chọn ra một góc chụp đẹp nhất, đặc biệt chú ý tới ánh mặt trời. Còn nếu chụp ở nước ngoài, việc đến tận nơi là không thể thì thường tôi sẽ tìm hiểu qua về địa điểm chụp trên mạng.
Chụp các môn thể thao không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải dùng tốc độ chụp cao, làm đứng hình mà thay vào đó, bạn nên thử nghiệm cách chụp chậm, nhấn mạnh vào sự di chuyển và tốc độ của chủ thể. Bạn có thể sẽ tạo ra cả đống hiệu ứng đẹp mắt, tùy thuộc vào tốc độ chụp hoặc tốc độ của chủ thể. Tin tôi đi, trò này vui lắm. Jordan cho biết cùng các chuyên gia thể thao của Bettingtop10 rằng, đối với mỗi bộ môn thể thao đòi hỏi một chế độ và tốc độ chụp tương ứng để có được những tấm hình miêu tả được chân thực nhất.
Một điều tôi luôn muốn thực hiện mỗi khi chụp ảnh thể thao là lồng vào đó một câu chuyện. Chỉ tập trung vào hành động là điều mọi người đều muốn làm, nhưng mà một bộ ảnh đa dạng lại rất cần thiết đối với nghề chụp ảnh thể thao này. Nên thử chụp chân dung, cận cảnh các dụng cụ, phương tiện hay một lối sống khỏe mạnh liên quan đến môn thể thao bạn muốn chụp. Về cơ bản thì mục đích của việc này là để khi nhìn vào những bức ảnh của bạn, người xem như đang đọc một quyển sách hấp dẫn vậy.
Đừng ngần ngại thử làm những điều mới mẻ. Dùng một cái ống kính khác thường ngày, hoặc thậm chí là sử dụng một loạt các bộ lọc sáng tạo hơn, mới mẻ hơn. Để có được những tấm ảnh thể thao đẹp thì bạn phải trước hết có một đầu óc sáng tạo. Ngoài kia có hàng trăm hàng nghìn nhiếp ảnh gia thể thao giỏi, mỗi ngày họ trình ra vô số những tấm ảnh độc đáo, lạ mắt. Bạn phải làm thế nào để khẳng định bản thân?
Nguồn tin: Blog Nhiếp Ảnh
Ý kiến bạn đọc