NHIẾP ẢNH 365

http://nhiepanh365.com


Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó

Nhiếp ảnh đường phố cần nhiều sự ngẫu hứng, bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề cần nắm để chụp tốt ở thể loại này. Designs đã tổng hợp lại những chia sẻ và lời khuyên từ Thomas Leuthard, một nhiếp ảnh gia đường phố nổi tiếng.
Nhiếp ảnh đường phố cần nhiều sự ngẫu hứng, bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề cần nắm để chụp tốt ở thể loại này. Designs đã tổng hợp lại những chia sẻ và lời khuyên từ Thomas Leuthard, một nhiếp ảnh gia đường phố nổi tiếng. Thomas Leuthard, một trong những nhiếp ảnh gia đường phố nổi tiếng trên thế giới. Anh yêu công việc chụp ảnh trên đường phố, nơi anh có thể chuyển đổi một phần cuộc sống vào trong những shot ảnh của mình. Designs đã tổng hợp những lời khuyên và kĩ thuật chụp của anh về nhiếp ảnh đường phố.

Nhiếp ảnh đường phố – Vài lời khuyên

1. Dùng chiếc máy ảnh mà bạn có 

Đừng nghĩ ngợi nhiều về chiếc máy ảnh bạn đang dùng, nó chỉ là đôi mắt của bạn. Hãy cứ vô tư sử dụng chiếc máy ảnh mà bạn có. Chắc chắn là sẽ có những hạn chế nhất định, nhưng bạn phải sống chung với điều đó và học cách sử dụng nó. Không có chiếc máy ảnh nào hoàn hảo và luôn luôn sẽ có một cái tốt hơn ra đời. Vậy bạn hãy cứ cầm máy và ra ngoài chụp, đừng quá quan tâm đến các thiết bị. 
 
Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó nhiếp ảnh 365 (1)

2. Cảm nhận bằng trái tim
Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy một số người phải thiết lập máy ảnh trong khi họ muốn chụp. Với nhiếp ảnh đường phố, bạn không có thời gian để làm điều đó. Bạn cần phải biết chính xác những gì bạn cần làm và bạn phải chuẩn bị trước khi bạn nhìn thấy một cái gì đó. Không có thời gian để nhấn bất kỳ nút nào khác ngoài nút chụp. Nếu bạn không biết máy ảnh hoạt động như thế nào, bạn không nên chụp ảnh đường phố. 
 
Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó nhiếp ảnh 365 (2)

3. Đừng e ngại bất cứ điều gì
Sẽ có nhiều người hỏi rằng có thể nói chuyện với những người mà bạn không. Thực tế là sẽ cần rất nhiều thời gian để thảo luận và giải thích mọi thứ, nhưng thực sự bạn không nên, thời gian không cho phép bạn làm điều đó. Hơn nữa Thomas Leuthard tin rằng bạn không không nên hỏi để có được những biểu hiện tự nhiên nhất từ mọi người. 
 
Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó nhiếp ảnh 365 (3)

4. Bước chậm, chụp nhanh
Thông thường, mọi người thường làm theo điều ngược lại. Nhảy vào một cảnh nào đó và sau đó họ bỏ lỡ cơ hội bởi vì họ quá chậm. Khi bạn bước chậm rãi, mọi người sẽ không nhận ra bạn. Khi bạn chụp nhanh, mọi người cũng sẽ không nhận ra bạn. Vì vậy, bạn có cơ hội sẽ không bị nhận ra và rời khỏi hiện trường với một shot hình tốt và chất lượng.
 
Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó nhiếp ảnh 365 (4)

5. Chờ đợi các diễn viên  
Nếu như đã có phông nền thú vị hoặc khung cảnh sẵn có, bạn chỉ việc chờ đợi một diễn viên bước vào khung hình và hoàn thành một shot hình. Điều này đôi khi có thể khó khăn như việc không có ai. Không thể nói trước bạn sẽ chờ đợi bao lâu, nhưng khi khung cảnh thực sự tốt thì nó có giá trị chờ đợi. Cũng theo Thomas, anh không bao giờ chờ đợi lâu hơn 5-10 phút nhưng cũng có những người có thể đợi lâu hơn thế. 
 
Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó nhiếp ảnh 365 (5)

Nhiếp ảnh đường phố – Kĩ thuật

1. Không chụp từ khoảng cách 1m70  
Có rất nhiều người chụp ảnh từ tầm mắt. Trên tầm mắt là tầm nhìn chúng ta thấy hàng ngày. Tất cả mọi thứ chúng ta thấy mỗi ngày đều có vẻ bình thường và do đó có phần nhàm chán. Ngay sau khi bạn chụp ở góc thấp hơn hoặc cao hơn, bức ảnh sẽ trông thú vị hơn rất nhiều chỉ bằng việc để lại mức xem bình thường. Một bài tập là bạn có thể thử chụp cả ngày trên sàn nhà, bạn có thể nhận ra sự thú vị mà quan điểm này có được. 
 
Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó nhiếp ảnh 365 (6)

2. Chụp chỉ với một ống kính
Rất nhiều người mang theo nhiều vật dụng bên mình. Thomas thậm chí còn mang theo hai máy ảnh với ống kính khác nhau bên mình. Nhưng theo anh, hãy ngừng làm việc đó, chỉ cần chọn một máy ảnh và một ống kính cơ bản. Đó có thể là một ống 50mm, khá linh hoạt và giá rẻ. Điều này cho phép bạn suy nghĩ nhiều hơn một chút trước khi chụp. Một ống kính cơ bản giúp tiết kiệm thời gian khi bạn không cần phải phóng to và bạn luôn luôn nhận được cùng một kích thước khung hình. Bạn sẽ phải làm quen với kích thước của khung giúp bạn sáng tác và tìm kiếm các vị trí thích hợp để thực hiện một cú chụp nhanh chóng. 
 
Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó nhiếp ảnh 365 (7)

3. Chụp ở chế độ P-mode 
Thomas khuyên bạn nên chụp ở chế độ này vì nó hoạt động rất tốt. Nhiều người cho rằng khi chụp ở chế độ tùy chỉnh, bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn nhưng không hẳn là như thế. P-mode hỗ trợ rất hữu ích cho người dùng, ISO tự động, nhận diện khuôn mặt, màn hình xoay, ổn định hình ảnh. Như thế làm bạn cảm thấy thoải mái và đảm bảo các yếu tố khác là hoàn hảo. 
 
Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó nhiếp ảnh 365 (8)

4. Chụp từ bên hông  
Chụp từ bên hông có hai lợi thế. Bạn sẽ có được một cái nhìn khác, nhưng quan trọng là mọi người sẽ không nhận ra bạn đã chụp họ. Với một màn hình xoay, bạn có thể xem được những gì bạn đã chụp mà nó vẫn còn chưa xuất hiện. Nếu bạn không nhìn thấy được bạn đã chụp những gì, bạn cần phải thực hành trước. Chọn một ống kính góc rộng để có được khung hình và bạn sẽ có được cơ hội để nắm bắt được mục tiêu. 
 
Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó nhiếp ảnh 365 (9)

5. Killer shot twice
Lấy ý nghĩa từ việc những kẻ sát nhân thì thường bắn hai lần. Đường phố thì nhanh, đường phố là duy nhất,… Bạn phải nhanh chóng nắm bắt tất cả mọi thứ mà bạn chụp ở chế độ chụp nhanh nhất và có nhiều khung hình liên tiếp. Như thế bạn chắc được rằng sẽ bắt được hành động và có chọn ra những tấm ảnh ưng ý nhất. Máy ảnh ngày nay đủ nhanh để cho bạn từ 3 đến 9 tấm ảnh mỗi giây. Như vậy bạn sẽ không bỏ lỡ các hành động và có cơ hội có được những tấm ảnh sắc nét hơn. 
 
Nhiếp ảnh đường phố không dễ cũng không khó nhiếp ảnh 365 (10)

Nguồn tin: designs.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây