NHIẾP ẢNH 365

http://nhiepanh365.com


Chuyện các nút trên thân máy ảnh - P.2

Thật sự, các nút trên máy ảnh rất đơn giản, nhưng sẽ là phức tạp nếu không phân biệt rõ ràng, sẽ làm người dùng thiếu tự tin khi thiết lập chế độ chụp để có những bức ảnhh tốt nhất. Phần này trình bày các nút thiết lập chế độ chụp.
Chuyện các nút trên thân máy ảnh (1)

Thật sự, các nút trên máy ảnh rất đơn giản, nhưng sẽ là phức tạp nếu không phân biệt rõ ràng, sẽ làm người dùng thiếu tự tin khi thiết lập chế độ chụp để có những bức ảnhh tốt nhất. Phần này trình bày các nút thiết lập chế độ chụp.
 

Việc chọn chế độ phơi sáng nào không chỉ phụ thuộc vào khả năng xử lý kỹ thuật sử dụng máy, mà nó còn phù hợp với sở thích, nhu cầu hay thích nghi với từng hoàn cảnh ánh sáng chụp. Máy ảnh của bạn có một số chế độ tự động, bao gồm chụp đối tượng chuyển động (ảnh thể thao), cận cảnh (macro/close-up), chân dung. Mình chỉ tập trung các chế độ bán tự động và hoàn toàn bằng tay (M) trên vòng xoay điều khiển chính của máy. Các ký hiệu ở vòng xoay điều khiển trên thân máy Nikon và Canon có hơi khác một chút. Mời bạn xem bảng liệt kê so sánh ở dưới bài.
 

1 - Auto / Hình chữ nhật màu xanh
Đây là chế độ dành cho người bắt đầu cầm máy ảnh. Nikon gọi là Auto mode, Canon gọi là Auto Full. Khi sử dụng chế độ này, chiếc DSLR của bạn trở thành như một chiếc PnS tự động các thiết lập phơi sáng, tốc độ màn trập, khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng ISO. Bạn chỉ việc bấm nửa nút chụp lấy nét và bấm.
 

2 - P / Program
Nikon gọi là Program AE mode, Canon gọi là Program Shift. Chọn chế độ này, máy sẽ tự động thiết lập tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính. Nhưng độ nhạy sáng ISO, bù trừ sáng và các thiết lập khác thì bạn tự thiết lập và kiểm soát. Bạn có thể để ISO thấp nhất để giảm độ nhiễu, và để chế độ P trong trường hợp chụp nhanh không cần phải suy nghĩ tính toán.
 

3 - A / Av Aperture Priority
Đây là chế độ bán tự động cho phép bạn chủ động chọn khẩu độ (độ f của ống kính) theo ý muốn, và máy tự động chọn tốc độ màn trập cần thiết tương ứng với khẩu độ bạn chọn để đúng sáng. Chế độ này còn được gọi là “ưu tiên khẩu độ”. Ví dụ bạn muốn chụp khẩu độ f/2.8, bạn sẽ chủ động chỉnh khẩu f/2.8, khẩu độ sẽ tự máy chọn với tình trạng ánh sáng hiện tại bạn chụp.
 

4 - S / Tv / Shutter Priority
Cả Nikon và Canon đều gọi là ưu tiên tốc độ màn trập, nhưng Nikon viết tắt là chữ S, Canon viết tắt là chữ Tv. Chế độ này ngược lại chế độ A / Av trên. Bạn chủ động chọn tốc độ màn trập và máy tự động chọn khẩu độ tương ứng cho đúng sáng. Thường chọn chế độ này khi người chụp muốn duy trì một tốc độ cao để trành rung lắc và khẩu độ phó mặc cho máy tùy chọn tương ứng.
 

5 - M
Cả hai hãng Nikon & Canon đều viết tắt là M, nhưng Nikon gọi là Manual mode, Canon gọi là Metered manuel. Chế độ này hay gọi là chế độ chụp manual, chỉnh hoàn toàn bằng tay. Bạn sẽ phải chủ động chọn tốc độ màn trập, khẩu độ cho tất cả mọi cú bấm máy. Đặc biệt, ở chế độ này, bạn có thể chụp tốc độ hoàn toàn chủ động Bulb (bấm máy và màn trập mở liên tục đến khi nào thả nút chụp thì màn trập mới đóng lại) dành cho các trường hợp phơi sáng lâu.

Ngoài các lựa chọn thiết lập chế độ chụp, bạn phải chọn các thiết lập quan trọng khác cho máy ảnh như cân bằng trắng WB (white balance), độ nhạy sáng ISO, các định dạng file ảnh.
 

Chuyện các nút trên thân máy ảnh (3)

Cân bằng trắng
Mình đã có bài chi tiết về WB, ở đây chỉ liệt kê như một thiết lập cần quan tâm. Bạn có thể đặt AWB (white balance auto) cho mọi hoàn cảnh chụp. Nhưng có những tình huống ánh sáng AWB sẽ không chính xác màu. Nên trong máy ảnh có nhiều lựa chọn WB khác, như bóng đèn huỳnh quang, đèn dây tóc vàng, mây trời, sử dụng đèn... Bạn sẽ tùy chọn WB cho phù hợp hoàn cảnh ánh sáng hiện tại.
 
Chuyện các nút trên thân máy ảnh (4)

Độ nhạy sáng ISO
Độ nhạy sáng của bề mặt film trong máy chụp film và của bề mặt cảm biến ảnh (cảm quang) trong máy ảnh số thường được gọi là ISO. Chỉ số ISO càng thấp, hình ảnh càng ít bị nhiễu hạt (noise). Nhưng, nhiều hoàn cảnh ánh sáng buộc bạn phải chụp ISO cao để tăng tốc độ màn trập, hoặc kỹ thuật đánh đèn ... thì bạn cũng phải linh động tùy chọn ISO. Kinh nghiệm là nên chọn ISO thấp nhất, và tăng cao dần khi buộc phải tăng.
 
Chuyện các nút trên thân máy ảnh (5)

Lựa chọn định dạng file ảnh
RAW là định dạng cho bạn file ảnh thô, và bạn có thể xử lý hậu kỳ thoải mái nhất. Định dạng nén ảnh JPEG nhẹ và chiếm ít dung lượng thẻ hơn, nhưng sẽ mất một ít chi tiết ảnh so với RAW. Nếu rành phần mềm hậu kỳ, bạn có thể chụp RAW và khi hậu kỳ, chuyển thành JPEG, hoặc TIFF để chia sẻ hoặc in ấn. Và, máy ảnh mới sau này, thường có hai khe thẻ cho phép bạn tùy chọn 1 thẻ lưu file RAW và 1 lưu file JPEG.
 
Chuyện các nút trên thân máy ảnh (6)

Các chữ viết tắt cần nhớ của Nikon và Canon:
 
Chuyện các nút trên thân máy ảnh (2)

Nguồn tin: tinhte.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây