.

Những chuyện “khó nói” khi làm nhiếp ảnh gia

Thứ bảy - 13/05/2017 22:37
Nếu là một nhiếp ảnh gia hay một người đam mê nhiếp ảnh, chắc đã không ít lần bạn gặp phải những nỗi niềm khó nói dưới đây.

1. Máy ảnh xịn nên chụp đẹp
 
Những chuyện “khó nói” khi làm nhiếp ảnh gia NHIẾP ẢNH 365 (5)
 

Đây là điều mà hầu hết các nhiếp ảnh gia đều đã từng được nghe thấy bởi những người xem ảnh của họ. Có khá nhiều người mặc định rằng nhiếp ảnh gia chỉ là những kẻ có một cỗ máy xịn, có thể tạo ra một bức ảnh đẹp ngay tức thì.

Tuy nhiên sự thật khác xa điều đó. Để tạo ra một bức ảnh chất lượng không chỉ đòi hỏi một chiếc máy xịn, nhiếp ảnh gia còn phải biết nắm bắt khoảnh khắc và sắp đặt bố cục một cách hoàn hảo, vận dụng hết sức lực và tài năng của họ khi tác nghiệp. Điều này là không dễ có được chỉ bằng cách sở hữu máy ảnh xịn. Đó là chưa kể công sức hậu kỳ mà họ phải bỏ ra để tạo nên được một tấm ảnh ưng ý.

2. Chụp ảnh miễn phí thì cũng chẳng sao
 
Những chuyện “khó nói” khi làm nhiếp ảnh gia NHIẾP ẢNH 365 (1)

Chắc chắn đã không ít lần các nhiếp ảnh gia đã nhận được những lời mời chụp ảnh "miễn phí" cho bạn bè của mình. Tuy nhiên khác với việc chụp thông thường để lưu lại khoảnh khắc, có không ít trong số những lời mời này là yêu cầu làm việc không công.

Để trở thành một nhiếp ảnh gia, ngoài việc bỏ công sức thì thợ chụp ảnh cũng phải tốn rất nhiều tiền đầu tư cho thiết bị của họ. Những chi phí này dần được khấu hao qua những bộ ảnh chụp. Vì thế hầu hết các nhiếp ảnh gia đều coi một lần tác nghiệp của họ là cơ hội để kiếm sống.

Đơn giản vì nhiếp ảnh gia làm nghệ thuật, thì không có nghĩa là họ không cần tiền để trang trải cuộc sống của bản thân.

3. Luôn phải giải thích những điều cơ bản nhất về nhiếp ảnh cho người khác
 
Những chuyện “khó nói” khi làm nhiếp ảnh gia NHIẾP ẢNH 365 (2)

Một trong những điểm gây nhiều phiền toái nhất cho các nhiếp ảnh gia chính là việc họ phải luôn cố gắng giải thích những khái niệm nhiếp ảnh cơ bản cho những người xung quanh.

Công việc này tuy không có gì là sai nhưng nếu phải lặp lại điều đó quá nhiều lần, các ông thợ của chúng ta cũng sẽ cảm thấy phán chán vì cứ phải "phổ cập giáo dục" cho những người vốn đã chẳng hiểu và chẳng bao giờ quan tâm đến nhiếp ảnh.

4. Không học hành bài bản thì không thể trở thành chuyên nghiệp
 
Những chuyện “khó nói” khi làm nhiếp ảnh gia NHIẾP ẢNH 365 (3)

Một nỗi khổ khó nói các của rất nhiều người đam mê chụp ảnh đó chính là "không đào tạo bài bản thì không thể trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp". Tuy nhiên thực tế lại chỉ ra điều hoàn toàn khác.

Phần lớn các nhiếp ảnh gia nổi danh như Ansel Admas, Henri Cartier-Bresson... đều là những người không qua đào tạo trường lớp. Và nhiếp ảnh gia cũng là một môn nghệ thuật mà nghệ thuật thì thường cần đến tài năng nhiều hơn là kiến thức. Vì thế chẳng có gì sai nếu như có ai đó đam mê và muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

5. Đồ nghề tác nghiệp thì bạn bè cũng có quyền sử dụng
 
Những chuyện “khó nói” khi làm nhiếp ảnh gia NHIẾP ẢNH 365 (4)
 
Đây chính là nỗi niềm khó nói nhất của hầu hết những người thích chụp ảnh. Máy ảnh và ống kính đều là các thiết bị đắt tiền và cần được giữ gìn cẩn thận. Nhưng trong hầu hết trường hợp thì bạn bè lại không biết được điều đó và thường thì kết quả sau cùng luôn khiến chủ nhân khá phiền lòng.

Bởi vậy mới nói, việc cho mượn hay không món đồ quý giá của mình luôn là chuyện khó nói và khó giải quyết của bất kỳ nhiếp ảnh gia nào.

Nguồn tin: vtv.vn

 Từ khóa: nhiep anh gia, kho noi

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối tác
Công ty quảng cáo

Bảng hiệu gỗ
TOP VIDEO
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,301
  • Tháng hiện tại16,325
  • Tổng lượt truy cập6,760,582
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây