.

Độ Nhạy Sáng ISO Trong Nhiếp Ảnh

Thứ tư - 03/05/2017 08:52
 

ISO là một yếu tố rất quan trọng cần hiểu rõ trong nhiếp ảnh kỹ thuật số nếu tay máy muốn kiểm soát máy ảnh số của mình.

Thuật ngữ ISO được dùng khi nói về giá trị nhạy sáng trong nhiếp ảnh. Đây là từ viết tắt của cụm từ International Standards Organization (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế), một tổ chức chuyên ban hành các thiết lập tiêu chuẩn trên bình diện quốc tế. Cơ quan này ấn định tiêu chuẩn cho tất cả mọi thứ, từ việc giám sát chất lượng không khí phải thực hiện như thế nào cho đến cách đo lường hàm lượng chất béo trong thực phẩm.

ĐỘ NHẠY SÁNG ISO TRONG NHIẾP ẢNH nhiep anh 365 (6)
Ảnh: Photography Guide

Trong nhiếp ảnh truyền thống (máy chụp phim), ISO (ASA) là dấu hiệu cho thấy độ nhạy cảm của phim với ánh sáng như thế nào. Nó được đo bằng các con số thường nhìn thấy trên phim (100, 200, 400, 800,…). Con số nhỏ hơn cho biết độ nhạy sáng thấp hơn và cho hình ảnh ít bị nhiễu hạt hơn khi chụp.

Trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh (Censor). Các nguyên tắc vẫn áp dụng giống như trong máy chụp phim, số càng nhỏ thì máy ảnh càng ít nhạy cảm với ánh sáng và mịn hơn.

ĐỘ NHẠY SÁNG ISO TRONG NHIẾP ẢNH nhiep anh 365 (2)
Ảnh: Photography Database
Mọi người đều có xu hướng để máy ảnh số trong chế độ tự động (Auto Mode), khi đó máy ảnh sẽ lựa chọn ISO thích hợp tùy thuộc vào điều kiện của môi trường chụp (máy ảnh sẽ cố gắng giữ ISO càng thấp càng tốt). Nhưng hầu hết các máy ảnh đều cho phép các nhiếp ảnh gia lựa chọn ISO theo ý riêng của mình. Vì để người chụp có thể biến hóa hình ảnh theo ý mà mình mong muốn.
ĐỘ NHẠY SÁNG ISO TRONG NHIẾP ẢNH nhiep anh 365 (5)
Ảnh: Mobcompany.info
Ảnh chụp ở ISO cao thường sẽ sáng hơn nhưng bị nhiễu hạt nhiều hơn so với ảnh chụp ở ISO thấp hơn. Dù các mẫu máy ảnh kỹ thuật số hiện đại ngày nay có nhiều thiết lập độ nhạy sáng thì thực tế là độ nhạy sáng của bộ cảm biến được ấn định chỉ bằng một giá trị gốc, thường là ISO 100 hay 200.
ĐỘ NHẠY SÁNG ISO TRONG NHIẾP ẢNH nhiep anh 365 (4)
Ảnh: Amos Photography
ISO thường được thay đổi tăng giảm linh hoạt cho việc chụp một bức ảnh trong điều kiện ánh sáng khác nhau rất dễ dàng. Khi ánh sáng yếu, tăng ISO là lựa chọn thích hợp, nhưng ISO càng cao đi kèm nguy cơ nhiễu hạt càng cao. Do vậy, tăng ISO thì dễ, nhưng ở mức nào để giữ cho ảnh chi tiết mượt mịn thì cần phải tính toán.
ĐỘ NHẠY SÁNG ISO TRONG NHIẾP ẢNH nhiep anh 365 (3)
Ảnh: Amos Photography
Nhiều hoàn cảnh ánh sáng, không thể hạ thấp ISO, phải chấp nhận mức ISO cao để đủ sáng, phối hợp với tốc độ trập và khẩu độ theo hoàn cảnh, và có khi chấp nhận ISO cao và hạt nhiễu xuất hiện trên ảnh. Nó có thể khá rõ nét, thường là do “nhiễu đơn sắc” (luminance noise) làm đưa thêm bố cục vào hình ảnh hoặc “nhiễu màu” (chroma noise) khó chịu, trông như màu sắc vấy bẩn lên toàn bức ảnh
ĐỘ NHẠY SÁNG ISO TRONG NHIẾP ẢNH nhiep anh 365 (7)
Ảnh: Taringa

Với những người mới bắt đầu với khái niệm này, cần nhớ hai câu nói quen thuộc sau đây để thuận tiện cho việc tìm hiểu sau này:

  • ISO càng cao, độ nhạy sáng càng cao, độ nhiễu hạt càng nhiều.
  • ISO càng thấp, độ nhạy sáng càng thấp, ảnh càng mịn.
ĐỘ NHẠY SÁNG ISO TRONG NHIẾP ẢNH nhiep anh 365 (1)
Ảnh: Tinhte
 

12 cách chọn ISO thích hợp nhất khi chụp ảnh

ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. ISO càng cao, máy bắt ảnh càng tốt khi chụp ở những nơi có điều kiện ánh sáng tồi. Tuy nhiên, không phải lúc nào ISO cao cũng có lợi.

Độ nhạy sáng (ISO) là một con dao hai lưỡi. Khi ISO được điều chỉnh, độ nhạy của cảm biến ảnh sẽ thay đổi theo. Với  ISO cao hơn, cần tăng tốc độ cửa trập và giảm khẩu độ nhằm hạn chế mức tiếp xúc của ánh sáng với cảm biến trên máy. Ngược lại, ISO càng thấp, độ nhạy của cảm biến ảnh càng thấp.Như vậy, ISO linh hoạt khiến cho việc chụp hình ở những điều kiện ánh sáng khác nhau dễ dàng hơn. Khi ánh sáng yếu và lo ngại đèn flash có thể làm hỏng thần thái bức ảnh, ISO cao sẽ là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, ISO cao cũng đi kèm với nguy cơ “nhiễu” hay “hạt” cao. ISO càng tăng, ảnh chụp càng dễ sần, rạn. Do đó, bí quyết để có một nước ảnh thật mượt là chọn mức ISO thấp nhất có thể.

Sau đây là một số gợi ý giúp lựa chọn độ nhạy sáng thích hợp:

1. Nếu máy ảnh có chân cố định, hãy chọn tốc độ cửa trập nhỏ hơn, khi đó có thể hạ thấp ISO.

2. Khi không cần phải chụp xa, có thể tăng khẩu độ, để ánh sáng đi vào ống kính nhiều hơn và giảm bớt ISO

3. Có thể sử dụng đèn flash thay vì tăng độ nhạy sáng.

4. Khi chụp những bức hình có tính trừu tượng, nên tăng ISO để tạo một độ sần cần thiết, nhờ đó có thể khắc họa thần thái, cá tính của ảnh.

5. Đối với những ảnh chụp có kích cỡ vừa phải, không cần phải phóng to, người chụp có thể thoải mái lựa chọn ISO.

6. Chỉ nên điều chỉnh ISO khi chụp thủ công hay bán tự động. Đối với chế độ chụp tự động hay chế độ mặc định, độ nhạy sáng được thiết lập sẵn trong máy là thích hợp nhất và không cần điều chỉnh thêm.

7. Trong trường hợp đã vừa ý với thần thái của ảnh chụp, nhưng nhiều hạt quá mức, người chụp có thể khắc phục bằng phần mềm miễn phí có tên ND Noise hoặc các phần mềm khác – tìm trên Google với từ khóa “Noise Reduction Software.”

8. Để ISO ở mức 3.200 khi chụp pháo hoa.

ĐỘ NHẠY SÁNG ISO TRONG NHIẾP ẢNH nhiep anh 365 (8)

 9. Đôi khi sau nhiều lần chụp và điều chỉnh ISO, người chụp thường quên thiết lập trở lại mặc định ban đầu của máy. Cách khắc phục kì quặc nhưng lại rất hữu hiệu là dán một mẩu giấy một ghi nhớ nhỏ dưới ống ngắm máy ảnh, giúp tự nhắc nhở sau mỗi lần chụp. Hoặc thay vì sử dụng các chế độ mặc định, có thể chụp hoàn toàn thủ công. Nhờ đó, người chụp có thể dễ dàng điều chỉnh ISO mỗi khi thay đổi khẩu độ và tốc độ cửa trập.

10. Một điều nên nhớ là luôn đặt ISO ở mức thấp nhất có thể. Bắt đầu với ISO 80 cho ánh sáng rực rỡ và 100 hoặc 200 khi ánh sáng yếu hơn. Người chụp có thể điều chỉnh ISO cao hơn nữa, nếu cần thiết, nhưng thường không quá 400 bởi độ nhiễu hạt tăng cao. Với điều kiện ánh sáng phức tạp, nên chọn chế độ chụp ưu tiên khẩu độ, sau đó điều chỉnh ISO theo khẩu độ.

11. Ngoài ra, khi chụp nên thử trước với nhiều thiết lập ISO khác nhau. Chụp nhiều bức hình với các độ nhạy sáng khác nhau, người chụp có thể chọn ra được bức hình ưng ý nhất. Đây cũng là một cách thực hành để cải thiện khả năng lựa chọn ISO thích hợp với những điều kiện ánh sáng nhất định.

12. Sau khi chụp, việc điều chỉnh tăng độ tương phản cho hình có thể phản tác dụng, khiến hình càng thêm sần, rạn. Để khắc phục, sử dụng các phần mềm giảm nhiễu đã để cập ở mục trên.

 Từ khóa: nhiep anh, iso, do nhay sang

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối tác
Công ty quảng cáo

Bảng hiệu gỗ
TOP VIDEO
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,232
  • Tháng hiện tại16,256
  • Tổng lượt truy cập6,760,513
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây