.

Cách chụp hình nét căng không bị out nét

Thứ sáu - 14/04/2017 09:12
Độ sắc nét của hình ảnh là một trong những yếu tố để tạo ra một bức ảnh tốt. Sau một thời gian khá dài học hỏi, đọc các bài viết và tự mình thực hành và rút ra được một số kinh nghiệm nên mình xin viết bài để chia sẻ một số kinh nghiệm và mẹo vặt để có được một bức ảnh có độ nét tốt, Đầu tiên để chụp hình nét đẹp các bạn tham khảo bài các nguyên nhân chụp hình out nét trước để  hiểu và có giải pháp phù hợp nhé.  Mời các bạn cùng theo dõi nhé, mình xin nêu một số kinh nghiệm sau:
 

1, Thứ nhất: Chọn độ mở ống kính phù hợp.
Nếu bạn chụp ảnh thiên nhiên, phong cảnh thì bạn nên khép khẩu xuống ở mức từ F/11-F/16 nhằm giúp cho việc lấy nét đều toàn bức ảnh. Trường hợp bạn khép khẩu quá nhỏ nó sẽ làm cho tốc độ chụp của máy ảnh chậm lại và dễ gây ra hiện tượng rung tay làm cho hình bị out nét , lúc này bạn nên chỉnh độ nhạy sang ISO lên cao một chút (Lưu ý đừng cao quá 800, nó sẽ gây ra hiện tượng nhiễu hạt hay gọi là Noise) hoặc bạn cũng có thể mở khẩu độ lên cao một chút nhằm lấy lại độ sáng chút ít.

Trường hợp bạn chụp ảnh chân dung mà đặc biệt là thể loại teen xóa phông thì bạn nên khép khẩu lại từ 1-3 stop, nghĩa là mình lấy ví dụ như lens của bạn có độ mở tối đa là F/1.8 thì bạn nên khép khẩu lại còn khoảng F/2 hoặc F/2.8 nhằm tăng độ nét cho ảnh (Mình thấy nhiều lens không được nét căng tại khẩu lớn nhất). Còn nếu bạn chụp chân dung lấy cả cảnh sau lưng thì bạn khép khẩu xuống từ F/4 – F/8 là vừa vì mình thấy thường các lens thường nét nhất ở khoảng từ F/4-F/8.
 

Tuy vậy, việc chụp chân dung và cả mẫu và phông nền đều nét sẽ làm cho bức ảnh không có độ tường phản tốt, và mẫu sẽ ít nổi bật hơn, với trường hợp lens bạn có độ mở khẩu hạn chế thì bạn nên đưa mẫu cách xa phông nền ra chút và khép khẩu tầm F/5.6 là đẹp, ở mức này sẽ có độ tương phản tốt và độ chuyển giữa các vùng cũng khá mượt .

Thứ 2: Tăng tốc độ màn trập.
Như các bạn vẫn thấy, hay chụp ở điện thoại cũng thế, khi mà trời chập choạng tối bạn chụp hình sẽ hay gây ra hiện tượng có cảm giác như mẫu bị mờ do chuyển động, nguyên nhân gây ra là do tốc độ chụp chậm nên không bắt dính được chủ thể. Thường khi chụp ảnh mà màn trập dưới tốc độ 1/10 giây là sẽ gây ra hiện tượng trên.
Trong nhiều trường hợp nếu bạn nên cần kỹ thuật chụp với tốc độ màn trập nhanh, thì bạn cần nghĩ đến đó là việc tăng đọ nhạy sáng ISO lên hoặc có thể dung lens có độ mở khẩu lớn (F/1.4, F/1.8…) . Trường hợp không có chân máy chì việc tăng tốc độ chụp, tăng ISO và mở khẩu là việc khá tất yếu. Chức năng chống rung trên body hoặc lens cộng với kinh nghiệm chụp ảnh lâu năm của nhiều người nó có thể giúp tạo ra bức ảnh ưng ý. Nhưng đối với nhiều người mới thì bạn cần nhớ là ưu tiên tăng tốc độ chụp để hạn chế rung tay dẫn đều nhòe ảnh nhé. Có nhiều người cho rằng tốc độ màn trập sẽ tùy vào tiêu cự  của lens mà mình sẽ set tốc độ  chụp  của máy nhanh hay chậm để tránh hiện tượng rung tay. Ví dụ : Tiêu tự 18mm thì nên để tốc độ chụp tốc  lớn hơn hoặc bằng 1/20,  nếu 200mm thì tốc sẽ  lớn hơn hoặc bằng 1/200 đối với máy FullFrame. Còn đối với máy dòng crop thì  sẽ nhân lên 1.5 nghĩa là  tiêu cự 200mm thì tốc độ màn trập  sẽ lớn hơn hoặc bằng 1/(200×1.5)= 1/300), Mình đã thử và thấy khá chuẩn xác.
Mẹo này không áp dụng đối với chế độ phơi sáng nhé, vì phơi sáng là một lĩnh vực khác nữa rồi.
 

Thứ 3: Đó là việc thở đúng cách.
Không phải nhịn hít thở lâu sẽ là tốt đối với việc chụp ảnh, đôi khi bạn cần phải làm khác, đó là hít và thở đúng cách. Bạn cần phải biết tự kiểm soát hơi thở và nhịp thở của mình, và tuyệt đối không được nín thở khi chụp nhé ,ở thời điểm tốt nhất để bấm chụp là lúc bạn vừa thở ra và chưa hít vào, ngay lúc đó không khí ở trong lồng ngực của bạn vừa nhẹ nhàng thoát ra giúp máu vừa được cấp đầy đủ oxi giúp mắt sáng quắc cộng với tinh thần phấn chấn sẽ làm cho tay chân vững vàng để chụp tạo ra bức ảnh nét căng.

Thứ 4: Chuyển qua chế độ chụp liên tục.
Sẽ có lúc bạn sẽ khó chụp trong môi trường không thích hợp như ánh sáng yếu, hay chuyển động nhanh…. Việc bạn cần làm là làm sao chụp được nhiều tấm ảnh trong một khoảng thời gian ngắn nhất để bù lại. Đó là chế độ chụp liên tục, bạn sẽ chụp nhiều tấm, chắc nó sẽ không đẹp như bạn chụp bình thường ở điều kiện tốt, nhưng ít ra bạn chụp nhiều cũng lựa ra được một vài tấm khá đẹp, mất công không có tấm nào ra hồn.
Thứ 5: Chụp hình thật nhiều đừng sợ đầy bộ nhớ và khoan hãy xóa hình.
Các máy ảnh hiện nay đều sử dụng thẻ nhớ lưu trữ nên bạn không cần phải lo tốn film như máy ảnh ngày xưa. Việc chụp nhiều và nhiều nhằm giúp bạn lúc chụp xong xem lại, nếu tấm nào chưa ưng ý thì có thể xóa đi và cũng còn lại được vài tấm đẹp, còn hơn bạn chụp ít, thấy trên màn đẹp mà khi bỏ vào máy tính zoom lên thấy out hết nét.
 
 

Thứ 6: Lấy đúng và tránh lấy nét sai, sử dụng chức năng MF của máy hay MF lens.
Có nhiều trường hợp việc lấy nét sẽ rất khó, ví dụ bạn chụp chân dung mà mẫu của bạn đứng phía sau một ít lá cây, có thể máy sẽ lấy nét ở lá phía trước chủ thể và sẽ làm cho mẫu phía sau bị out nét. Trường hợp này bạn hãy gạt máy hay lens sang chế độ MF để lấy nét tay, hiện nay các máy thế hệ mới hỗ trợ chức năng MF rất tốt như Sony Có Peaking Color hay Fujifilm có split image… Việc lấy nét đúng chủ thể sẽ giảm thiểu việc out nét hơn cho bạn.

Thứ 7: Sử dụng hiệu quả điểm mạnh của mỗi lens khác nhau.
Hiện nay các lens đều có độ nét tốt nhất ở khoảng giữa. Ví dụ, lens 17-40mm khẩu F/4 thì sẽ có độ nét tốt nhất nằm ở khoảng F/8 –F/30. Rất hiếm lens nào có độ nét tốt ở xung quanh rìa. Và các bạn cũng nên chú ý là thường lens FIX (tiêu cự cố định) sẽ có độ nét tốt hơn ống kính zoom nên chụp chân dung người ta dùng lens FIX nhiều, ví dụ 85F1.4 hay 100F2, lens Zoom được sử dụng vì tính đa dụng của nó. Và một điều nữa đó là lens macro thường cho ảnh rất sắc nét hơn mấy lens còn lại và chụp chân dung cũng khá ok.
Ngoài ra việc xử lý hậu kỳ, chỉnh ảnh nét hơn bằng photoshop cũng giúp làm ảnh nét chút hơn. Vừa rồi là bài viết Cách chụp hình nét căng không bị out nét, Cám ơn các bạn đã quan tâm bài viết.

Nguồn tin: kynangcanthiet.com

 Từ khóa: lay net, out net, net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TOP NEWS
TOP VIDEO
tranh tạo động lực
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay190
  • Tháng hiện tại25,183
  • Tổng lượt truy cập6,387,212
Đối tác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây