.

THỦ THUẬT BẤM MÁY | BÀI HỌC 12: Bắt dính chuyển động trong ảnh

Thứ hai - 31/07/2017 20:58
Bắt dính chuyển động trong ảnh (1)
Tiêu cự: 150 mm / Thông số f: 4.5 / Tốc độ màn trập: 1/1250 giây
 

Trong chương này, bạn sẽ tìm hiểu một số kỹ thuật chụp chủ thể chuyển động trong hoạt động thể thao hoặc đường sắt tạo cảm giác mọi chuyện đang diễn ra ngay trước mắt người xem và biến đổi không ngừng. Dòng máy ảnh α có nhiều tính năng khác nhau dùng để chụp chủ thể chuyển động. Bước đầu tiên, hãy thử áp dụng lời khuyên dưới đây.

 

Làm cách nào để chụp bắt dính chuyển động

Để chụp bắt dính chuyển động của chủ thể tại một khoảnh khắc nhất định nào đó và bắt dính hình ảnh đẹp nhất, ấn tượng nhất, bạn cần chụp ở tốc độ nhanh. Bạn có thể thiết đặt tốc độ chụp nhanh theo ý thích ở chế độ S nhưng trước hết, hãy dùng chế độ "Sports Action" trong Chọn cảnh.
Chế độ "Sports Action" cho phép bạn bắt dính chuyển động của chủ thể đang di chuyển. Với tốc độ chụp nhanh hơn và khả năng lấy nét tự động (AF) để theo sát chuyển động của chủ thể, chế độ này thích hợp để chụp chủ thể động. Ngoài ra, chế độ chụp liên tục cũng được tự động kích hoạt trong chế độ hoạt động thể thao này nên bạn có thể bắt dính chuyển động tốt nhất trong cảnh cần chụp dễ dàng hơn. Lưu ý rằng chế độ chụp liên tục sẽ dừng nếu bạn bỏ tay khỏi nút chụp sau khi màn trập sập xuống. Đảm bảo chắc chắn rằng bạn vẫn đang nhấn giữ nút chụp trong suốt thời gian chụp cảnh bạn muốn bắt dính.

Bắt dính chuyển động trong ảnh (2)

Để chụp những tấm ảnh trên, nhiếp ảnh gia đã lập tức nhấn nút chụp trước khi đứa trẻ nhảy lên và tiếp tục nhấn giữ nút chụp cho đến khi động tác nhảy của đứa trẻ kết thúc. Ảnh 2 ở trên là bức ảnh đẹp nhất trong số các bức ảnh chụp liên tục. Với tốc độ chụp được thiết đặt ở 1/800 giây, chuyển động của chủ thể trông như bị bắt dính ngưng lại.

Vì chế độ "Sports Action" trong Chọn cảnh là một trong những chế độ chụp tự động nên bạn không thể thay đổi thiết đặt độ sáng tối và màu sắc. Để dùng các tính năng thay đổi hai thiết đặt trên, chẳng hạn như tính năng bù phơi sáng và cân bằng trắng, hãy chụp ở chế độ S. Khi chụp ở chế độ S, hãy thiết đặt chế độ tự động thành AF-C (Lấy nét tự động liên tục) và các chế độ chụp khác (drive mode) thành Chụp liên tục để có thể chụp chủ thể động một cách liên tục.
 

Xác định bố cục

Bắt dính chuyển động trong ảnh (3)
Tiêu cự: 300 mm / Thông số f: 5.6 / Tốc độ màn trập: 1/2500 giây
 
Nếu bạn đã quen với chế độ chụp liên tục, hãy xem xét đến cả bố cục. Như đã trình bày trong "1. Chụp chân dung ấn tượng với con người được nhấn nổi bật" và "9. Để vật nhỏ đóng vai trò chính", bố cục hài hòa thường gặp nhất là bố cục theo "Quy tắc một phần ba". Tuy nhiên, đối với cảnh mà bạn muốn thể hiện sự sôi nổi của chuyển động, bạn nên chọn bố cục mà chủ thể nằm ở trung tâm khung hình. Bố cục này hiệu quả khi muốn thể hiện sức mạnh và chủ đề của chủ thể một cách rõ ràng. Khi chụp cảnh thể thao, thông qua việc bắt dính cận cảnh chủ thể chính đang chuyển động ở trung tâm khung hình, bạn có thể hoàn thiện hình ảnh của mình một cách ấn tượng, mang lại cho người xem cảm giác như hoàn toàn có mặt ở đó để chứng kiến hoạt động của chủ thể.
 
Bắt dính chuyển động trong ảnh (4)
Tiêu cự: 200 mm / Thông số f: 5.6 / Tốc độ màn trập: 1/1000 giây
 
Những bức ảnh ví dụ minh họa này được chụp với bố cục chủ thể nằm ở trung tâm khung hình. Bằng cách phóng to chủ thể với ống kính tele, các bức ảnh này thể hiện sức mạnh và sự năng động của chủ thể. Ngoài ra, vì chủ thể nằm ở trung tâm khung hình nên bạn sẽ dễ dàng lấy nét chủ thể hơn.

Khi bạn chụp chủ thể đang chuyển động, tình huống chụp có thể thay đổi đột ngột trong tích tắc, khác với chụp phong cảnh tĩnh. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu là không được bỏ lỡ cơ hội bấm máy và chụp càng nhiều ảnh càng tốt. Trước hết, hãy làm quen với chế độ chụp liên tục và gạt sang một bên mối quan tâm về bố cục cho đến khi bạn có nhiều thời gian hơn để nghĩ đến vấn đề này. Bạn cũng có thể tạo dựng bố cục của ảnh bằng cách cắt gọt ảnh trong máy tính sau khi về nhà.

 

Thử dùng ống kính tele

Trong cảnh thể thao như các ví dụ trên, việc phóng to chủ thể rất hiệu quả khi bạn muốn thể hiện sự năng động. Đặc biệt, trong tình huống mà bạn cần chụp từ xa, ống kính tele là phụ kiện cần thiết. Những người thường xuyên chụp sự kiện thi đấu thể thao, chụp chim chóc hay thú vật rất cần sử dụng ống kính tele.

 
Bắt dính chuyển động trong ảnh (5)
Tiêu cự: 300 mm / Thông số f: 7.1 / Tốc độ màn trập: 1/1600 giây
Bắt dính chuyển động trong ảnh (6)
Tiêu cự: 208 mm / Thông số f: 6.3 / Tốc độ màn trập: 1/320 giây

Ống kính dòng G này có khả năng kết hợp tuyệt vời giữa phạm vi zoom mở rộng với chất lượng hình ảnh tuyệt đỉnh. Ống kính ED có quang sai đặc biệt thấp đến tiêu cự tối đa 300 mm nên hình ảnh chụp tele của bạn sẽ trong và sâu ấn tượng. SSM (Động cơ sóng siêu âm) cho phép lấy nét tự động nhanh chóng và nhẹ nhàng, êm ái trong khi các công tắc giữ lấy nét và phạm vi lấy nét cho phép kiểm soát việc lấy nét chính xác. Với khả năng lấy nét gần tới 1,2m, ống kính tele này cũng cho phép bạn di chuyển lại gần để chụp người hay chi tiết cận cảnh.

  Ống kính zoom gấp 3,8 lần này cho phép bạn lấy nét quang học ổn định tuyệt vời trong toàn bộ phạm vi từ 55 mm đến 210 mm. Hệ thống chống rung SteadyShot quang học giúp bạn dễ dàng có được hình ảnh và video ổn định, tươi sáng trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi phóng to chủ thể ở xa. Ngoài ra, động cơ và hệ thống lấy nét bên trong giúp bạn lấy nét tự động (AF) nhanh chóng tức thì và nhẹ nhàng, êm ái, giảm tiếng ồn đến mức thấp nhất, lý tưởng khi quay video.

Nguồn tin: SONY

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối tác
Công ty quảng cáo

Bảng hiệu gỗ
TOP VIDEO
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay12,019
  • Tháng hiện tại95,040
  • Tổng lượt truy cập6,712,299
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây