Các tòa nhà chọc trời ở những điểm đến du lịch vốn ít thấy trong cuộc sống thường ngày của bạn là cảnh vật thường được chọn để chụp ảnh. Chương này cung cấp một số kỹ thuật giúp bạn lột tả được thần sắc của những tòa nhà chọc trời đó trong ảnh của mình.
Đầu tiên, hãy thiết đặt máy ảnh của bạn ở
chế độ A để bạn có thể điều chỉnh khẩu độ và chụp với khẩu độ nhỏ (khoảng F8 nếu bạn chụp vào ban ngày).
Xem xét về bố cục và cách cắt cúp ảnh như thế nào
Để lột tả được không khí của thành phố nơi bạn đến tham quan, trước tiên, hãy nghĩ đến bố cục. Trong các bức ảnh chụp ngẫu nhiên khi đi du lịch, chúng ta thường chụp ở phía góc rộng (với tiêu cự ngắn) của ống kính và cố gắng đưa càng nhiều thứ vào khung hình càng tốt. Tuy nhiên, tùy vào cảnh vật, nếu bạn chụp ở phía tele (với tiêu cự dài) của ống kính, bạn có thể lột tả được không khí của cảnh vật tốt hơn. Sau đây là ví dụ giải thích về hiệu ứng này.
Những bức ảnh này được chụp với tiêu cự 16 mm, ở phía góc rộng của ống kính zoom thông thường.
Tòa nhà được nhấn nổi bật trong ảnh [1]. Tuy nhiên, vì tòa nhà chiếm gần hết không gian khung hình nên bức ảnh không lột tả được chính xác không khí mà bạn thật sự cảm nhận được tại địa điểm đó. Như bạn đã thấy trong ví dụ, nếu bạn chụp ở phía góc rộng của ống kính thì đối tượng ở tiền cảnh sẽ trông to lớn trong khi đối tượng ở hậu cảnh trông nhỏ hơn hình ảnh thực tế bạn nhìn thấy. Bố cục này là tốt nếu bạn muốn nhấn nổi bật một tòa nhà và làm cho nó trông uy nghi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn lột tả toàn bộ không khí của thành phố và những con đường, hãy thử một bố cục khác.
Trong ảnh [2], cũng được chụp ở phía góc rộng nhưng tòa nhà và mặt đất chiếm phần lớn diện tích khung hình. Tuy nhiên, nhờ vào "bố cục tỏa tròn" với điểm cuối phố nằm ở trung tâm khung hình nên bức ảnh này có chiều sâu hơn so với ảnh [1]. Nếu bạn thích những bức ảnh chụp góc rộng thể hiện sự biến chuyển, năng động như vậy, hãy nghĩ đến hướng của những con đường khi chụp.
Bây giờ, hãy xem ấn tượng của hình ảnh thay đổi như thế nào nếu bạn chụp ở phía tele.
Bức ảnh này được chụp ở tiêu cự 50 mm của ống kính zoom. Để lấy nét cả tiền cảnh và hậu cảnh, giá trị
khẩu độ được thiết đặt thành F8. Ngoài ra, để ngăn không cho các tòa nhà trông như bị nghiêng ngả và khiến cho bức ảnh có cảm giác như chông chênh, máy ảnh được giữ chặt ở vị trí dọc.
Được chụp ở phía tele, bức ảnh này đã lột tả thành công đặc điểm của thành phố du lịch mà bạn tham quan. Khác với bức ảnh chụp ở góc rộng, tòa nhà ở phía gần đó không chiếm diện tích lớn trong khung hình. Tương tự, đường phố cũng nằm trọn trong 1/4 diện tích toàn bộ khung hình. Bố cục như thế này mang lại cảm giác tự nhiên cho bức ảnh.
Bức ảnh này cũng được chụp ở tiêu cự 50 mm. Thậm chí trong những cảnh vật mà bầu trời đầy mây có thể chiếm phần lớn diện tích khung hình như vậy nếu bạn chụp ở góc rộng thì tòa nhà chọc trời cũng vẫn được chụp ở góc máy gần giống với góc nhìn của mắt người nhờ kỹ thuật chụp ở phía tele của ống kính.
Kỹ thuật dùng để cắt cúp một phần của cảnh vật bằng cách sử dụng phía tele này cũng hiệu quả khi chụp ở vị trí thuận lợi cũng như khi chụp đường phố.
Đứng trước một khung cảnh nhìn từ vị trí chụp thuận lợi, chúng ta thường cố chụp toàn bộ phong cảnh ở góc rộng. Tuy nhiên, nếu bạn cắt cúp một phần phong cảnh để đưa vào khung hình, bạn có thể chụp được bức ảnh chuyển tải không khí đặc sắc của thành phố hiệu quả hơn.
Ảnh [1] được chụp ở tiêu cự 28 mm, với vị trí zoom hơi ngả về phía tele của ống kính zoom thông thường. Từ toàn bộ thành phố trải rộng ra ngoài khung hình, chỉ có phần ấn tượng nhất được ghi vào khung hình này. Trong ảnh [2], được chụp ở tiêu cự táo bạo 135 mm, toàn bộ khung hình bị lấp đầy bởi các ngôi nhà.
Với mỗi ngôi nhà được thể hiện theo đúng kích thước, bức ảnh này cũng là một tác phẩm thú vị, có thể chuyển tải được không khí thật của thành phố.
Bằng cách này, việc cắt cúp phần đặc sắc nổi bật để đưa vào khung hình thông qua kỹ thuật sử dụng phía tele của ống kính quả thật rất hiệu quả khi bạn muốn lột tả sắc thái của tòa nhà chọc trời. Hãy tận dụng triệt để ống kính zoom để thử nghiệm nhiều tiêu cự khác nhau.
Thử dùng ống kính zoom phóng đại lớn
Ống kính thuộc loại "ống kính zoom phóng đại lớn" rất thuận tiện khi đi du lịch. Vì ống kính zoom phóng đại lớn có thể tự mình chuyển từ góc rộng đến tele nên nó có thể chụp được những bức ảnh ấn tượng về cảnh vật du lịch với nhiều sắc thái thể hiện khác nhau. Ngoài ra, vì bạn không cần phải thay ống kính để phù hợp với từng cảnh vật cần chụp nên bạn ít bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh và có thể tập trung vào việc tận hưởng chuyến đi của mình nhiều hơn.
|
|
Đây là một trong những ống kính hữu ích và linh hoạt nhất đối với máy ảnh định dạng APS-C và phù hợp để chụp cực nhiều thể loại chủ thể khác nhau. Ống kính này có một đầu góc rộng tiêu cự 18 mm để chụp cảnh và đầu kia là 250 mm để chụp chủ thể ở xa. Hai thấu kính ED (thấu kính có độ tán xạ thấp) và hai thấu kính phẳng giúp giảm hiện tượng chói lóa và quang sai màu xuống mức thấp nhất, cho bạn kết quả hình ảnh sắc nét, rõ ràng ngay cả khi zoom xa tối đa. Ngoài ra, hệ thống lấy nét bên trong còn cho phép ống kính lấy nét nhanh hơn và êm hơn.
Nhỏ và nhẹ hơn ống kính tương tự cùng loại nhiều, ống kính này lý tưởng cho những tình huống đòi hỏi phải chụp toàn cảnh bao quát rộng lớn. Phạm vi giới hạn tiêu cự rộng, từ 18 mm đến 200 mm (tương đương 27 mm đến 300 mm của phim 35 mm), ống kính này được xem là ống kính "du lịch" có độ phóng đại lớn lý tưởng. Công nghệ chống rung SteadyShot quang học giúp giảm hiện tượng nhòe mờ ảnh do máy rung lắc trong khi chụp ở điều kiện trời tối hay khi chụp với tiêu cự dài.