Nếu bạn muốn làm nhòe mờ hậu cảnh và nhấn mạnh vào con người, bạn có thể chụp những bức ảnh ấn tượng với chủ đề rõ ràng.
Những bức ảnh như thế này được gọi là ảnh chân dung và kỹ thuật này có thể dùng để chụp ảnh nhanh hàng ngày cũng như ảnh kỷ niệm vào dịp sinh nhật hay đám cưới.
Khi chụp ngẫu hứng, chúng ta thường đưa toàn bộ thân hình người chụp vào khung hình, dẫn đến kết quả bố cục nhàm chán giống ảnh lưu hồ sơ.
Trong chương này, bạn sẽ tìm hiểu một số thủ thuật làm nổi bật con người và hoàn thiện bức ảnh chụp chân dung của bạn sao cho ấn tượng hơn.
Khi chụp, hãy thiết đặt máy ảnh ở
chế độ A và mở khẩu độ rộng hết cỡ.
Chụp tele
Nếu bạn sử dụng ống kính zoom, hãy đến gần chủ thể càng nhiều càng tốt và chụp ở phía ống tele (với tiêu cự dài hơn). Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ những đối tượng không mong muốn xung quanh chủ thể và làm nhòe mờ hậu cảnh nhiều hơn; nhờ vậy, chỉ chủ thể là người cần chụp mới được nhấn mạnh.
Trong hai ảnh minh họa trên, ảnh [2] được chụp bằng cách đến gần chủ thể hơn và phóng to vào thân trên. Kết quả là, hình ảnh của chủ thể trở nên nổi bật, đầy biểu cảm. Bằng cách chụp ở phạm vi gần, hậu cảnh sẽ bị nhòe mờ nhiều hơn và nét biểu cảm của cô gái được nhấn nổi bật.
Đối với ảnh kỷ niệm khi đi du lịch, những tấm giống như ảnh [1], tức đưa cả phong cảnh xung quanh vào khung hình, có thể sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chỉ có chủ thể là người được chụp nổi bật thì ảnh [2] trông ấn tượng hơn.
Việc thay đổi bố cục có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong không khí của ảnh, ngay cả khi bạn chụp cùng một chủ thể.
Khi chụp ảnh ngẫu nhiên, chúng ta có xu hướng bố cục ảnh sao cho chủ thể nằm ở chính giữa khung hình. Tuy nhiên, khi chụp ảnh chân dung, hãy thử áp dụng "Quy tắc một phần ba" cho bố cục ảnh của bạn.
Trong bố cục theo "Quy tắc một phần ba", khung hình được chia thành 9 phần (3 ngang × 3 dọc) và chủ thể chính được đặt ở phần giao nhau của các đường phân chia. Đối với thể loại chân dung, hãy sắp xếp sao cho phần chính giữa khuôn mặt hoặc đôi mắt nằm ở khu vực giao nhau của các đường phân chia.
"Quy tắc một phần ba" là quy tắc cơ bản để chụp ảnh có bố cục hài hòa cân bằng. Nếu bạn không chắc chắn nên bố cục ảnh như thế nào, hãy thử áp dụng "Quy tắc một phần ba". Ghi nhớ quy tắc này trong đầu, tự khắc bạn sẽ có khả năng chụp được nhiều tấm ảnh đẹp. Dòng máy ảnh α có tính năng hiển thị đường lưới phân chia khung hình theo "Quy tắc một phần ba" trên màn hình ở mặt sau máy ảnh. Hãy sử dụng tính năng này nếu bạn cần dựa vào đường lưới để canh bố cục khi chụp ảnh.
Chỉ cần canh chỉnh sao cho phần giữa đầu của chủ thể nằm trên đường lưới phân chia, bức ảnh trên đã trở nên khá ấn tượng và cân bằng hài hòa. Hơn nữa, với việc chừa ra một khoảng không gian ở khu vực nơi chủ thể đang nhìn về hướng đó, bức ảnh đã thể hiện được không khí của khoảnh khắc đó.
Ngoài ra, còn có một quy tắc cơ bản khác nữa là bạn nên chụp ảnh chân dung theo chiều dọc như ảnh minh họa trên. Bằng cách canh chỉnh sao cho người của chủ thể song song với đường dọc của bức ảnh, hậu cảnh sẽ trông như được sắp xếp một cách tự nhiên và bạn có thể dễ dàng chụp được bức ảnh đơn giản và rõ ràng. Chụp theo chiều ngang cũng tốt nếu bạn muốn đưa cả hậu cảnh vào khung hình. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn nhấn mạnh vào con người thì tốt nhất là bạn nên chụp theo chiều dọc.
Sử dụng nguồn sáng phía sau
Một điểm quan trọng khác là góc ánh sáng. Đặc biệt, đối với ảnh chân dung phụ nữ, bạn có thể tái hiện da và tóc của chủ thể một cách nhẹ nhàng bằng cách chụp với nguồn sáng phía trước. Để có ảnh chụp ngược sáng đúng như mong muốn, hãy tránh chụp vào ban ngày khi ánh nắng mặt trời còn gay gắt mà nên chụp vào chiều muộn khi ánh nắng mặt trời trờ nên dịu hơn hoặc vào ngày có mây nếu có thể được. Nếu bạn cần chụp trong điều kiện ánh nắng mặt trời chiếu gắt, hãy tìm cách làm dịu nguồn ánh sáng mạnh đó, chẳng hạn như chụp dưới một cái cây.
Ngược lại, nếu bạn chụp với nguồn sáng phía trước, bóng râm sẽ đổ lên khuôn mặt và nét biểu cảm của chủ thể sẽ trở nên dữ dằn vì ánh sáng mạnh. Nếu bạn có thể kiểm soát được góc của ánh sáng, hãy cố chụp với nguồn sáng phía sau.
Tuy nhiên, nếu bạn chụp với nguồn sáng phía sau, khuôn mặt của chủ thể sẽ bị tối. Trong trường hợp này, hãy chỉnh độ phơi sáng bằng cách dùng tính năng bù phơi sáng để làm khuôn mặt vừa đủ sáng. Mặc dù hậu cảnh sẽ trở nên hơi trắng nhưng việc chỉnh bù phơi sáng này sẽ làm tăng nét biểu cảm dịu dàng của chủ thể.
Đây là ảnh chân dung một phụ nữ được chụp với nguồn sáng phía sau vào một ngày trời có mây. Chủ thể được chiếu sáng từ phía sau, bên phải. Không hề có bất kỳ bóng râm không mong muốn nào đổ lên khuôn mặt của chủ thể và ánh sáng chiếu qua mái tóc của người phụ nữ tạo nét nhẹ nhàng, duyên dáng.
Thử dùng ống kính có tiêu cự cố định
Ống kính tiêu cự cố định ngày càng được khuyên dùng để tạo hiệu ứng nhòe mờ hậu cảnh và làm cho chủ thể cần chụp là con người trông ấn tượng. Vì ống kính tiêu cự cố định cho phép một lượng ánh sáng lớn đi vào máy ảnh nên nó có thể giảm thiểu độ nhòe mờ của ảnh khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu cũng như khi chụp chân dung.
|
|
Ống kính chụp nhanh "thông thường" mà tinh hoa này cho kết quả hình ảnh có độ phân giải nổi bật trong từng góc hình; sự kết hợp giữa khẩu độ tối đa F1.4 và thiết kế khẩu độ bo tròn khiến cho ống kính này có thể phân tích nhận định hiệu ứng nhòe mờ mềm mại như lụa để tăng chiều sâu cho hình ảnh và tách biệt nổi bật những chi tiết hình ảnh quan trọng. Nhờ có khẩu độ lớn, ống kính này cho phép lượng ánh sáng đi vào máy ảnh nhiều hơn, tạo điều kiện cho bạn giữ máy bằng tay để chụp dễ dàng mà không cần dùng đến chân máy ngay cả trong điều kiện thiếu sáng.
Đây là ống kính tele tầm trung với tiêu cự 50 mm, lý tưởng để chụp ảnh chân dung. Khẩu độ lớn và thiết kế khẩu độ bo tròn có thể cho ra hình ảnh với hậu cảnh nhòe mờ tuyệt đẹp. Ngoài ra, nhờ kết hợp với hệ thống chống rung SteadyShot quang học, ống kính này có thể chụp được hình ảnh tươi sáng, rõ ràng trong điều kiện thiếu sáng.