Tiêu cự là khoảng cách tính từ tâm ống kính đến cảm biến hình ảnh (mặt phẳng tiêu) và mỗi ống kính có tiêu cự khác nhau.
Tiêu cự quan trọng vì nó quyết định phạm vi cảnh mà bạn có thể chụp được (góc máy). Như trong các ảnh minh họa dưới đây, tiêu cự càng ngắn thì góc máy càng rộng và tiêu cự càng dài thì vật thể ở xa trông như lớn hơn.
(*) Tương quan giữa tiêu cự và góc máy tùy thuộc vào mẫu máy ảnh. Hướng dẫn chụp ảnh dựa trên máy ảnh định dạng APS-C trừ phi có hướng dẫn cụ thể khác.
|
|
|
|
|
|
|
|
Ống kính được chia thành hai loại: "ống kính zoom" có nhiều tiêu cự khác nhau và "ống kính tiêu cự cố định" có tiêu cự cố định. Một số ống kính zoom có thể tự chuyển đổi linh hoạt từ góc rộng sang tele. Ống kính loại này hữu ích để chụp hàng ngày và đặc biệt thuận tiện khi đi du lịch, lúc bạn cần giảm lượng hành lý đồ dùng cá nhân càng nhiều càng tốt.
Ngược lại, nếu bạn dùng ống kính tiêu cự cố định không có đặc điểm phóng đại (zoom), bạn cần phải di chuyển bằng chính đôi chân của mình để tìm bố cục phù hợp. Tuy nhiên, ống kính tiêu cự cố định thường nhanh hơn và có khẩu độ lớn hơn, có nhiều ưu điểm trong việc thể hiện ý tưởng nhiếp ảnh bằng cách làm nhòe mờ hậu cảnh, có khả năng chụp tốc độ cao trong điều kiện thiếu sáng nên giảm được hậu quả ảnh bị nhòe mờ do ánh sáng yếu. Ngoài ra, với khả năng tái hiện hình ảnh cực tốt, bạn có thể tận hưởng niềm vui chụp được tấm ảnh chất lượng tuyệt vời mà ống kính zoom không thể làm được.
Ảnh này được chụp bằng ống kính tiêu cự cố định. Bằng cách thiết đặt khẩu độ ở giá trị thông số f, hậu cảnh bị nhòe mờ rất lớn.
Ống kính chuyên dùng để chụp cận cảnh (macro) vốn cho phép bạn chụp cận cảnh bằng cách đến gần chủ thể cũng được xếp vào loại ống kính tiêu cự cố định. Mặc dù nhiều ống kính zoom hiện tại có đặc điểm chụp cận cảnh với khoảng lấy nét khá ngắn nhưng khả năng hoạt động của chúng vẫn không thể sánh bằng ống kính chuyên dùng để chụp cận cảnh.
Ảnh này chụp những chi tiết của một bông hoa hướng dương bằng ống kính chuyên dùng để chụp cận cảnh (macro). Với ống kính chuyên dùng để chụp cận cảnh (macro), bạn có thể chụp chủ thể gần đến mức như thế này.
Nguồn tin: sony.net
Ý kiến bạn đọc