Ánh sáng trong nhiếp ảnh macro:
Ánh sáng tự nhiên
Không phải là bạn không thể chụp macro trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, và sử dụng ánh sáng tự nhiên có rất nhiều hạn chế trong nhiếp ảnh macro.
Đầu tiên bạn cần một ngày thật sáng, sau đó chỉnh ISO lên thật cao, khép khẩu rất sâu vì khí dí sát ống kính vào chủ thể, bạn sẽ không muốn độ chi tiết bị giảm. Thế nhưng không phải lúc nào côn trùng cũng ở vị trí đủ sáng để bạn thực hiện bức ảnh. Và bạn cũng cần phải cân nhắc đến sự chênh lệch giữa 2 vùng sáng tối trong bức ảnh. Chưa kể đến những loài chỉ thích ở trong bóng tối hay các khu vực có ánh sáng kém.
Bộ tản sáng
Sử dụng bộ tản sáng cũng không phải ý kiến tồi, nhưng tất nhiên, bạn vẫn sẽ cần một ngày nắng đẹp, tản sáng sẽ có tác dụng chiếu sáng cho vùng tối, làm sáng chủ thể của bạn.
Vấn đề khi sử dụng tản sáng là bạn sẽ cần đến một trợ lý hay vừa chụp vừa điều chỉnh tản sáng để có thể chắc chắn mọi thứ đều làm việc hiệu quả. Với nhiếp ảnh macro, bạn sẽ cần phải di chuyển rất nhiều, và để có thể vừa dùng tản sáng, vừa sử dụng máy ảnh,… bạn có thể dễ dàng dọa côn trùng khiến chúng bỏ đi. Bức ảnh minh họa ở trên được chụp vào một ngày rất sáng và sử dụng một tản trắng 48cm để đánh ánh sáng trực tiếp vào chú ong. Lúc này tốc độ màn chập là 1/200s và ISO 320.
Flash cho dân nghiệp dư
Ngoài flash dạng vòng thì bạn cũng có thể sử dụng các flash rời thông thường. Cùng với phụ kiện để làm dịu ánh sáng phát ra từ đèn flash, bạn có thể tạo ra kha khá các bức ảnh tuyệt vời.
Flash cao cấp
Khác với flash nghiệp dư, gần như chỉ cần lắp vào và chụp, các flash cao cấp trong macro đòi hỏi bạn cần hiểu cách sử dụng và tập làm quen với chúng. Bù lại bạn có thể nhiều chế độ điều chỉnh ánh sáng hơn theo ý mình muốn đặc biệt khi bạn sử dụng một ống kính như MP-E 65mm đặc biệt của Canon.
Thông số, cách điều chỉnh ánh sáng
Cho dù ở bất kỳ thể loại nhiếp ảnh nào thì việc biết các thông số để chụp ảnh cũng là điều rất quan trọng. Trong phần lớn trường hợp, bạn sẽ cần sử dụng tốc độ flash là 1/200s và khi các con côn trùng, bạn sẽ muốn sử dụng với tốc độ nhanh nhất có thể.
Khẩu độ: Có rất nhiều người lầm tưởng trong nhiếp ảnh macro, bạn càng mở khẩu lớn để vùng nét càng nhỏ càng tốt, nhưng như vậy nghĩa là bạn đã nhầm. Thông thường, mọi người vẫn để khẩu độ tại f/11, thiết lập này cho độ nét tối ưu nhất. Bạn nên khép khẩu từ f/7.1 khi chụp macro.
ISO: ISO trong nhiếp ảnh macro là một vấn đề bạn sẽ phải giải quyết. Khi mà ảnh được phóng đại rất lớn, người xem sẽ để ý rõ hơn đến sự nhiễu hạt, không giống với nhiếp ảnh chân dung hay phong cảnh. Vì vậy, hãy cố gắng điều chỉnh ánh sáng để ảnh ít bị nhiễu hạt nhất.
Flash rời: Một điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng flash rời là bạn có thể dễ dàng khiến chủ thể sợ và chạy mất. Ngoài ra, flash rời cũng khá khó để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp và sáng đều các vùng.
Khi sử dụng flash rời, bạn sẽ muốn sử dụng cùng với một hộp tản sáng để ánh sáng không bị quá gắt.
Còn với flash vòng, hãy chú ý vì flash vòng sẽ khiến ánh có độ sáng rất gắt
Nguồn tin: Blog Nhiếp Ảnh
Ý kiến bạn đọc